Đối với những người chơi zippo thì tiền bạc không quan trọng mà quan trọng là giá trị, sự độc đáo và độ hiếm của chiếc bat lua zippo họ mua. Đẳng cấp thể hiện ở người chơi zippo chứ không phải ở giá trị bằng tiền.
Được giới sưu tầm Zippo Việt Nam gọi vui là “Đệ nhất thiên vương” vì nắm giữ bộ hơn 3.000 chiếc bật lửa hàng hiếm, tình yêu của Huy Zisebeer bắt đầu với Zippo từ năm 1988. Khoảng thời gian hơn 20 năm “chơi Zippo” đã giúp anh trở thành một trong những người được những người mới sưu tầm tìm đến để tham vấn về cách chơi cũng như về các kiến thức chuyên môn.
Sưu tầm Zippo – thú chơi bác học
“Sự thực là ở Việt Nam có rất nhiều người chơi Zippo đủ tầm để so sánh với những tay chơi trên thế giới. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều sẵn sàng lộ diện để chia sẻ thú vui với cộng đồng”, anh Huy nói. “Ở một người chơi bật lửa Zippo cần hội tụ đủ 5 yếu tố then chốt. Đầu tiên, đó là anh ta phải có đam mê. Điều này thì người chơi ở lĩnh vực nào cũng cần. Thứ hai là kiến thức. Cho đến tận bây giờ, ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều người chỉ sưu tầm cho vui, thấy cái gì thích là mua, là săn, chứ không chơi một cách có hệ thống, nên có thể họ có nhiều Zippo mà không biết trong tay mình đang có cái gì hoặc chỉ sở hữu những chiếc bật lửa riêng lẻ mà lẽ ra phải theo bộ”.
“Tiếp
theo nữa, thời gian cũng là cái mà những người sưu tầm cần. Phải dành
nhiều thời gian mới có được món mình yêu thích. Tôi sẵn sàng đợi cả 7,8
tháng trời, dù rất ‘vật vã’, để có được chiếc Zippo đặt mua ở Mỹ, được
chuyển qua Canada rồi nhờ người thân mang về. Yếu tố cần thiết thứ tư là
tiền bạc. Tuy mỗi chiếc Zippo chỉ có giá từ vài chục tới vài trăm USD,
nhưng nếu không dư dả thì cũng khó theo đuổi. Không phải ai cũng sẵn
sàng bỏ cả tháng lương ra chỉ để mua một chiếc bật lửa về ngắm”.
“Cuối cùng, nhưng cũng quan trọng nhất, là ‘cái duyên’. Có những chiếc bật lửa quý giá đến với mình theo cách rất ngẫu nhiên. Chẳng hạn có buổi ngồi uống cà phê sáng, thằng bé đánh giày thấy mình có Zippo thì chìa ra một cái nói ‘cháu cũng vừa lượm được một cái giống của chú’, ai ngờ đó là chiếc bật lửa trong bộ sưu tầm mà mình vẫn còn thiếu. Với thằng bé đó, chiếc bật lửa chẳng có gì đặc biệt, nhưng đối với người như mình, sở hữu mảnh ghép cuối cùng của bộ bật lửa đó chỉ với một, hai trăm ngàn đem lại cảm giác sung sướng đặc biệt”.
Dân chơi zippo và những bật lửa zippo hàng khủng
Chơi từ những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, anh Huy đã có hàng nghìn chiếc Zippo xếp theo nhiều bộ khác nhau, trong đó có cả một chiếc Zippo sơn nứt nguyên vẹn đời 1942 khiến không ít tay sưu tầm trên thế giới thèm khát.Được giới sưu tầm Zippo Việt Nam gọi vui là “Đệ nhất thiên vương” vì nắm giữ bộ hơn 3.000 chiếc bật lửa hàng hiếm, tình yêu của Huy Zisebeer bắt đầu với Zippo từ năm 1988. Khoảng thời gian hơn 20 năm “chơi Zippo” đã giúp anh trở thành một trong những người được những người mới sưu tầm tìm đến để tham vấn về cách chơi cũng như về các kiến thức chuyên môn.
Sưu tầm Zippo – thú chơi bác học
“Sự thực là ở Việt Nam có rất nhiều người chơi Zippo đủ tầm để so sánh với những tay chơi trên thế giới. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều sẵn sàng lộ diện để chia sẻ thú vui với cộng đồng”, anh Huy nói. “Ở một người chơi bật lửa Zippo cần hội tụ đủ 5 yếu tố then chốt. Đầu tiên, đó là anh ta phải có đam mê. Điều này thì người chơi ở lĩnh vực nào cũng cần. Thứ hai là kiến thức. Cho đến tận bây giờ, ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều người chỉ sưu tầm cho vui, thấy cái gì thích là mua, là săn, chứ không chơi một cách có hệ thống, nên có thể họ có nhiều Zippo mà không biết trong tay mình đang có cái gì hoặc chỉ sở hữu những chiếc bật lửa riêng lẻ mà lẽ ra phải theo bộ”.
Anh Huy Zisebeer và chiếc bật lửa ra đời trong chiến tranh thế giới thứ 2. Ảnh: Nguyễn Hà. |
“Cuối cùng, nhưng cũng quan trọng nhất, là ‘cái duyên’. Có những chiếc bật lửa quý giá đến với mình theo cách rất ngẫu nhiên. Chẳng hạn có buổi ngồi uống cà phê sáng, thằng bé đánh giày thấy mình có Zippo thì chìa ra một cái nói ‘cháu cũng vừa lượm được một cái giống của chú’, ai ngờ đó là chiếc bật lửa trong bộ sưu tầm mà mình vẫn còn thiếu. Với thằng bé đó, chiếc bật lửa chẳng có gì đặc biệt, nhưng đối với người như mình, sở hữu mảnh ghép cuối cùng của bộ bật lửa đó chỉ với một, hai trăm ngàn đem lại cảm giác sung sướng đặc biệt”.